Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Cách chọn tủ bếp phù hợp với không gian bếp.

Khi bạn chọn bất kỳ mẫu tủ nào thì cũng cũng cần lưu ý đến tính thuận tiện, di chuyển linh hoạt khi thao tác nấu nướng, đồng thời phải tiết kiệm không gian.


Theo các nhà thiết kế thì việc lựa chọn tủ bếp cũng như sắp xếp đồ dùng được quyết định bởi quy tắc tam giác với ba đỉnh là vị trí của ba thiết bị: tủ lạnh, chậu rửa và bếp nấu. Khoảng cách mà các nhà chuyên môn cho là tương đối phù hợp giữa các đồ vật là 1,2m - 1,8m. Khoảng cách tối thiểu từ mặt bàn bếp đến tủ bếp trên tường là 60cm, chiều cao từ sàn đến mặt bếp từ 83cm - 85cm.


Chọn tủ bếp phù hợp giúp không gian nhà bạn trở nên hài hòa, rộng rãi hơn.


Việc chọn tủ bếp sao cho tiện dụng cũng không phải đơn giản. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại tủ bếp khác nhau phù hợp với từng khuôn bếp cụ thể. Nhưng có lẽ thông dụng hơn cả vẫn là các kiểu tủ bếp như: tủ bếp thẳng kiểu chữ I, tủ bếp hình chữ L và tủ bếp chữ U:



1. Tủ bếp hình chữ I
Loại tủ bếp này được thiết kế theo kiểu liên hoàn nhằm tiết kiệm không gian, phù hợp với những phòng ăn nhỏ, hẹp chiều ngang, thường được ứng dụng trong không gian nội thất mở với phòng sinh hoạt chung và tiếp khách kế bên.

Hình ảnh của kiểu tủ bếp chữ I


2. Tủ bếp hình chữ L

Loại tủ bếp hình chữ L rất đa ăng, thích hợp với nhiều kiểu bố trị nội thất và không gian phòng ăn. Tủ bếp này thường thiết kế sát hai mặt tường tạo nên góc bếp biệt lập. Khi bạn muốn khu vực nấu ăn không ảnh hưởng đến không gian bàn ăn thì đây là kiểu tủ bếp rất phù hợp.




Kiểu bếp chữ L rất đa năng và phù hợp với đa số gian bếp.

3. Tủ bếp chữ U
Kiểu bếp này tạo nên một không gian nấu nướng biệt lập, sử dụng linh hoạt trong trường hợp phòng ăn nhỏ, vuông vắn, có thể biến một cạnh thành quầy bar hay bàn soạn thức ăn trong trường hợp thiết kế với không gian mở.


Tủ chữ U phù hợp với những căn bếp có không gian rộng.

Tuỳ theo chiều dài hay chiều rộng của bếp mà các nhà thiết kế, kiến trúc sư sẽ đưa ra ý tưởng những mẫu bếp hợp lý nhất cho căn bếp của bạn. Nhưng, để đạt được những tiêu chí trên thì bạn nên tìm những nhà tư vấn thiết kế và sản xuất chuyên nghiệp để được trợ giúp lựa chọn những giải pháp và sản phẩm phù hợp với vị trí và kích thước khu bếp nhà bạn.

Muốn căn bếp của mình thật sự thoải mái và tiện dụng, bạn nên chú ý tới việc xác định vị trí của các thiết bị nhà bếp như: Bếp nấu ( bếp gas âm, bếp điện từ...), máy hút mùi, máy rửa bát, lò vi sóng, chậu, vòi rửa....Loại tủ bếp liên hoàn với một quy trình tuần tự từ tủ lạnh - nơi cất giữ thực phẩm tới chậu rửa làm sạch thực phẩm, bàn gia công để chế biến thức ăn, bếp nấu và kết thúc là bàn bày soạn các món ăn trước khi đưa ra bàn ăn.Với quy chuẩn chung này, căn cứ vào kích thước diện tích phòng ăn, vị trí cửa đi hay hướng bếp mà bạn có thể chọn cho mình một cách bố trí bếp hợp theo kiểu tủ bếp chạy thẳng hay hình chữ U, hình chữ L .

Chúc các bạn có được sự lựa chọn đúng đắn nhất!

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Trang trí nhà bếp bằng vật dụng gỗ! Tại sao không?


Gian bếp không chỉ là nơi để nấu thức ăn thông thường mà còn là nơi để thư giãn, nơi để các bà nội trợ thể hiện tài năng làm bếp của mình. Có thể nói, bếp là vương quốc của các bà nội trợ trong đó, các bà nội trợ là những nữ hoàng.

Những đồ vật nhỏ xinh cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho gian bếp.

Hộp nhỏ xinh:
Những chiếc hộp to nhỏ khác nhau được "chế tác" từ gỗ, tre... tạo vẻ đẹp tự nhiên, sạch sẽ và thân thiện cho căn bếp nhà bạn.

Những tác hại nghiêm trọng mà khói bếp tạo ra.

Từ trước tới nay, nhiều người không để ý tới tác hại của khói bếp cũng như những  tác nhân gây ô nhiễm trong chính ngôi nhà thân yêu của mình.


Một điều rất bất ngờ đó là: Khói bếp có thể gây ra bệnh Lao. Rất bất ngờ phải không nào? Trong chuyến tìm hiểu về các dịch bệnh mới phát sinh và trỗi dậy ở châu Á – Thái Bình Dương vừa qua, theo Vinod Mishra, thành viên chương trình nghiên cứu của East-West Center (EWC), khói bếp làm tăng nguy cơ nhiễm lao vì nó làm giảm sự đề kháng với nhiễm trùng ban đầu và thúc đẩy vi khuẩn lao tiềm tàng trong người “thức dậy” gây bệnh. Một nghiên cứu của EWC ở Ấn Độ, quốc gia có một nửa số người trưởng thành nhiễm lao và 500.000 người tử vong hàng năm vì bệnh này, cho thấy người nào sử dụng nhiên liệu rắn để nấu nướng sẽ dễ mắc bệnh lao gấp 2,6 lần so với người sử dụng nhiên liệu sạch.


Những hình ảnh này có thể rất quen thuộc nhưng khói bếp mang tới những tác hại khó lường

Người ta cũng ước tính một nửa số người lớn mắc bệnh lao ở Ấn Độ có liên quan đến khói bếp. Tại nước ta, vai trò của khói bếp trên bệnh lao chưa được biết nhiều, ngay cả những bác sĩ chuyên chữa bệnh này. 


Không chỉ có khói thuốc lá mới gây ra bệnh Lao hay các bện liên quan tới hô hấp

Nhưng theo bác sĩ Đỗ Thị Tường Oanh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, khói bếp là tác nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người không hút thuốc lá.

Ngoài khói bếp, trong chính ngôi nhà thân yêu của bạn cũng có không ít những tác nhân gây ô nhiễm:

Một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy chất lượng không khí trong nhà và cao ốc văn phòng trên toàn thế giới đang giảm đi nghiêm trọng. Ước tính có gần một tỉ người, phần lớn là trẻ em và phụ nữ, đang hít thở không khí trong nhà với mức ô nhiễm gấp 100 lần cho phép. Người ta gọi đây là “hội chứng ngôi nhà kín”, vì người dân ở các thành phố hiện nay thường sử dụng máy lạnh ở nhà hoặc ở chỗ làm. Và trong môi trường kín, các tác nhân như nấm mốc, con mạt, khói thuốc lá sẽ gây ra hen suyễn, dị ứng, viêm mũi… Bác sĩ Trương Nhuận Xương, phòng quản lý và điều trị hen phế quản bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho biết gặp khá nhiều trường hợp hen phế quản do sống trong môi trường đóng kín. Theo TS-BS Trần Minh Trường, chuyên khoa Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy, khi sống trong ngôi nhà kín, khí oxy giảm, khí cacbonic tăng lên, đường hô hấp sẽ bị phù nề, tăng tiết dịch, làm tắc các lỗ thông trong mũi, xoang, từ đây bệnh viêm mũi, viêm xoang sẽ phát triển. 


Gian nhà kín tạo ra bầu không khí không thực sự trong lành cho các thành viên

Một số nghiên cứu cho thấy việc hít thở khói bếp làm tác động đến hệ miễn dịch. Cụ thể, những hydrocarbon thơm đa vòng – đặc biệt là benzo [a] pyrene, hiện diện số lượng lớn trong khói bếp – gây ức chế hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Benzo [a] pyrene, bản chất là chất sinh ung thư, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và những dạng ung thư khác. Nhưng nó còn chứa nhiều chất khác có thể làm giảm sự vận chuyển khí oxy trong máu. Tiếp xúc với khói bếp quá nhiều còn gây tổn thương tinh thể mắt.
Tuần qua, từ Hà Nội, phóng viên Margie Mason đã thực hiện một phóng sự cho hãng Thông tấn AP (bài viết này được dẫn lại ở nhiều tờ báo nước ngoài khác như The Guardian, Washington Post… ) ghi nhận thực trạng ô nhiễm không khí trong nhà, điều mà ít người nói đến. Theo tác giả, tình trạng ô nhiễm này đã giết chết khoảng một triệu rưỡi người mỗi năm trên khắp thế giới. Margie ghi nhận một trường hợp cụ thể, đó là ông Lương Văn Inh, 70 tuổi, sống trong một ngôi nhà sàn ở Điện Biên Phủ. Ông Inh cho biết đã bị suyễn từ nhỏ và tuy đã bỏ hút thuốc lá 25 năm nay nhưng bệnh của ông ngày càng nặng chỉ vì ông cứ phải hít thở khói bếp.

    Khói bếp thật sự nguy hại tới sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt trong những gian nhà kín trong thành phố như nhà trung cư. Cần có những biện pháp để thay đổi cũng như giúp gian nhà sạch sẽ và có bầu không khí trong lành hơn!

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Cách chọn bếp gas an toàn tiết kiệm nhất.

Dù ngày nay bếp điện từ đang lên ngôi với giá cả ngày càng hợp lý tuy nhiên bếp gas vẫn là sự lựa chọn của nhiều bà nội trợ.

Để chọn được một chiếc bếp gas âm phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình cũng như an toàn và tiết kiệm nhất thì không phải ai cũng biết cách. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn mua bếp gas.
Trước tiên, để tránh những rủi ro đáng tiếc do bếp gas gây ra, thì chúng ta nên lựa chọn những chiếc bếp gas của những thương hiệu uy tín và nổi tiếng của Nhật, Ý: Rinnai, Paloma, Farber, Sevilla...


Sevilla là thương hiệu bếp nhập khẩu được nhiều khách hàng sử dụng


Chọn bếp gas có kích cỡ công suất sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng hộ gia đình. Ví dụ với gia đình gồm 5 thành viên nên chọn những bếp có công suất 3.5 KW để tránh gây lãng phí gas khi sử dụng.
Nên chọn bếp gas có vùng nấu có công suất khác nhau và có thể điều chỉnh độ lớn nhỏ dễ dàng, tốt nhất nên chọn những loại bếp có chế độ hầm. Giúp tiết kiệm gas với nhu cầu nấu nướng khác nhau.


Khi nấu các món hầm sử dụng chế độ hầm cả bếp giúp tiết kiệm gas


Nên chọn những bếp có mâm chia lửa rời để dễ dàng vệ sinh bếp để đảm bảo hiệu quả cháy cao nhất. Khi mâm chia lửa, béc đốt bị bám bẩn gây tắc nghẽn trong quá trình đun nấu làm cho ngọn lửa không đều, làm giảm hiệu quả đốt gas.

Nên chọn những loại bếp có van gas an toàn giúp giảm thất thoát gas tới 40%
Nên đặt bếp tại nơi thông thoáng và chế độ cháy phù hợp. Nhà bếp nên có quạt thông gió để điều hòa không khí trong không gian bếp.

Chúc các bạn chọn được chiếc bếp gas ưng ý!



Làm thế nào để khắc phục những "tai nạn" khi nấu nướng.

Khi làm bếp, không thể tránh khỏi những "tai nạn" như: thức ăn bị mặn, bị nhạt, bị cháy xém... Sau đây là 1 số "tuyệt chiêu" giúp bạn có thể khắc phục những điểm này một cách tuyệt vời nhất.


Chúng ta dễ dàng bị gặp phải những vấn đề dưới đây trong quá trình nấu nướng:
1. Thức ăn quá mặn.
Với đồ ăn quá mặn có thể pha loãng một chút đường, giấm, nước cốt chanh vào ít nước và cho vào món ăn, nêm nếm lại để cân bằng hương vị. 

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Giúp sử dụng bếp điện từ an toàn và hiệu quả nhất

Bếp điện từ hiện đang là sản phẩm bếp giá dụng được nhiều hộ gia đình tuy nhiên cách sử dụng của loại bếp này không phải ai cũng biết sử dụng cho hiệu quả và đúng cách. 

Dưới đây là một số chú ý cũng như hướng dẫn để giúp các bạn sử dụng bếp tốt nhất.

1. Nguồn điện khi sử dụng bếp.
Bếp điện từ hiện nay ở Việt Nam đa số bếp nước ngoài sản xuất với điện áp 100 vôn, muốn sử dụng được ở điện áp 220 vôn, phải trang bị thêm biến hạ áp có công suất 200W. 

2. Công suất sử dụng của bếp.
Công suất sử dụng của bếp điện từ là tương đối lớn. Trước tiên, cần tính xem tổng công suất tiêu thụ điện trong gia đình (kể cả bếp điện từ) là bao nhiêu W sau đó đối chiếu với công tơ điện xem có chịu đựng nổi hay không. Các gia đình mua bếp điện phải dùng đồng hồ đếm điện trên 5 ampe. Các phích cắm ổ cắm cũng phải trên 5 ampe và dùng riêng không được cắm chồng lên dùng chung. Các dây điện phải có tiết diện 0,75 mm2 để đảm bảo an toàn phải có dây tiếp đất.

3. Vị trí đặt bếp.
Phải để bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, không để gần tường và các vật khác. Lưng bếp để cách xa tường ít nhất 15cm, để cách xa các vật khác ít nhất 5cm .


Vị trí đặt bếp cũng rất quan trọng khi sử dụng bếp điện từ.

4. Nguyên lý hoạt động.
Bếp điện từ ứng dụng cảm ứng điện từ để cấp nhiệt, do đó sau khi cắm điện trên mặt bếp không có nhiệt lượng. Chỉ khi nào đặt nồi sắt hoặc nồi sắt tráng men lên trên và trong nồi có nước hoặc thức ăn thì bếp mới nóng. Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất vì đó là những vật liệu phi sắt từ tính không thể tăng nhiệt độ .


Bộ nồi đất đáng yêu này không sử dụng được trên bếp từ

5. Cách sử dụng.
- Khi dùng bếp điện từ phải đặt nồi trong phạm vi quy định rồi mới bật công tắc điện và điều chỉnh chiết áp công suất đến mức tương ứng. Trong khi rán, rang thức ăn không được rời khỏi bếp, vì nếu để quên bếp quá nóng sẽ gây nguy hiểm. Phải tránh nồi nấu không có thức ăn hoặc rang khô gây cháy hoặc vỡ nứt mặt bếp.
- Khi nấu bếp điện từ không để dao,dĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp hoặc không để băng ghi âm đồng hồ v.v… dễ bị nhiễm từ gần bếp.


Bếp điện từ giúp căn bếp trở lên sang trọng và sạch sẽ hơn

- Dùng bếp xong, vặn chiết áp công suất xuống mức thấp nhất, sau đó tắt công tắc nguồn điện, và lấy nồi xuống. Đợi cho đến khi bếp nguội, dùng vải ướt chấm một ít nước tẩy rửa trung tính để lau chùi mặt bếp. Không được dùng các hoá chất mạnh, dầu hoả, bàn chải sắt, trực tiếp dội nước v.v… để rửa bếp. Khi dùng cũng phải để ý không cho cơm canh thức ăn trào lên mặt bếp.

8. Sửa chữa và bảo hành.
Bếp điện từ có nhiều hệ thống điện và điện từ do đó khi phát sinh sự cố cần đưa đến các cửa hàng sửa chữa chuyên dụng không nên tự mình tháo rời các linh kiện ra sửa chữa. Nếu không có kiến thức về điện điện tử không nên tháo sửa bếp điện từ.

9. Chú ý:
Trong phạm vi cách bếp 3 mét tốt nhất không để máy ghi âm, ghi hình, máy thu hình (ti vi) và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác. Những người đeo máy kích nhịp tim phải được phép của bác sĩ, có biện pháp đề phòng rồi mới được dùng.
- Ở những nguồn điện không ổn định lúc có lúc không, hoặc thường xuyên quá áp v.v.. rất hay gây cháy hỏng các thiết bị điện kể cả bếp điện từ. Khi sử dụng cần phải cẩn thận.
- Bếp điện từ không nên để gần các nơi nóng, có hơi nước, môi trường sử dụng bếp từ 10 độ C đến 40 độ C.
- Tuy bếp điện từ chỉ dùng cho nồi sắt nhưng vẫn có thể sử dụng cả nồi đất, nồi sứ, chỉ cần tìm một nồi đất, nồi sứ đáy phẳng và đặt vào trong một miếng sắt không rỉ có cảm ứng từ là có thể dùng được.
- Không để bếp than gần bếp điện từ làm cho bếp điện từ bị mục, các vật liệu cách điện bị hỏng.
- Dùng xong lau sạch sẽ không để bụi bẩn xâm nhập vào các bộ phận điện từ. Để lâu không dùng phải lau chùi sạch sẽ đóng gói để bảo quản.

Rất vui nếu bài viết giúp ích được các bạn !



Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Ưu điểm nổi bật của bếp gas dương Rinnai

Bếp gas dương Rinnai từ lâu đã là thương hiệu bếp được nhiều người tiêu dùng tin dùng vì tính năng cũng như độ bền của bếp. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta thấy những ưu điểm nổi bật của dòng bếp gas dương này.

1. Độ bền cao

Bề mặt bếp được tráng men hoặc bằng kính chịu lực, giúp bếp luôn sáng bóng và có độ bền cao trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó,