Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Giúp sử dụng bếp điện từ an toàn và hiệu quả nhất

Bếp điện từ hiện đang là sản phẩm bếp giá dụng được nhiều hộ gia đình tuy nhiên cách sử dụng của loại bếp này không phải ai cũng biết sử dụng cho hiệu quả và đúng cách. 

Dưới đây là một số chú ý cũng như hướng dẫn để giúp các bạn sử dụng bếp tốt nhất.

1. Nguồn điện khi sử dụng bếp.
Bếp điện từ hiện nay ở Việt Nam đa số bếp nước ngoài sản xuất với điện áp 100 vôn, muốn sử dụng được ở điện áp 220 vôn, phải trang bị thêm biến hạ áp có công suất 200W. 

2. Công suất sử dụng của bếp.
Công suất sử dụng của bếp điện từ là tương đối lớn. Trước tiên, cần tính xem tổng công suất tiêu thụ điện trong gia đình (kể cả bếp điện từ) là bao nhiêu W sau đó đối chiếu với công tơ điện xem có chịu đựng nổi hay không. Các gia đình mua bếp điện phải dùng đồng hồ đếm điện trên 5 ampe. Các phích cắm ổ cắm cũng phải trên 5 ampe và dùng riêng không được cắm chồng lên dùng chung. Các dây điện phải có tiết diện 0,75 mm2 để đảm bảo an toàn phải có dây tiếp đất.

3. Vị trí đặt bếp.
Phải để bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, không để gần tường và các vật khác. Lưng bếp để cách xa tường ít nhất 15cm, để cách xa các vật khác ít nhất 5cm .


Vị trí đặt bếp cũng rất quan trọng khi sử dụng bếp điện từ.

4. Nguyên lý hoạt động.
Bếp điện từ ứng dụng cảm ứng điện từ để cấp nhiệt, do đó sau khi cắm điện trên mặt bếp không có nhiệt lượng. Chỉ khi nào đặt nồi sắt hoặc nồi sắt tráng men lên trên và trong nồi có nước hoặc thức ăn thì bếp mới nóng. Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất vì đó là những vật liệu phi sắt từ tính không thể tăng nhiệt độ .


Bộ nồi đất đáng yêu này không sử dụng được trên bếp từ

5. Cách sử dụng.
- Khi dùng bếp điện từ phải đặt nồi trong phạm vi quy định rồi mới bật công tắc điện và điều chỉnh chiết áp công suất đến mức tương ứng. Trong khi rán, rang thức ăn không được rời khỏi bếp, vì nếu để quên bếp quá nóng sẽ gây nguy hiểm. Phải tránh nồi nấu không có thức ăn hoặc rang khô gây cháy hoặc vỡ nứt mặt bếp.
- Khi nấu bếp điện từ không để dao,dĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp hoặc không để băng ghi âm đồng hồ v.v… dễ bị nhiễm từ gần bếp.


Bếp điện từ giúp căn bếp trở lên sang trọng và sạch sẽ hơn

- Dùng bếp xong, vặn chiết áp công suất xuống mức thấp nhất, sau đó tắt công tắc nguồn điện, và lấy nồi xuống. Đợi cho đến khi bếp nguội, dùng vải ướt chấm một ít nước tẩy rửa trung tính để lau chùi mặt bếp. Không được dùng các hoá chất mạnh, dầu hoả, bàn chải sắt, trực tiếp dội nước v.v… để rửa bếp. Khi dùng cũng phải để ý không cho cơm canh thức ăn trào lên mặt bếp.

8. Sửa chữa và bảo hành.
Bếp điện từ có nhiều hệ thống điện và điện từ do đó khi phát sinh sự cố cần đưa đến các cửa hàng sửa chữa chuyên dụng không nên tự mình tháo rời các linh kiện ra sửa chữa. Nếu không có kiến thức về điện điện tử không nên tháo sửa bếp điện từ.

9. Chú ý:
Trong phạm vi cách bếp 3 mét tốt nhất không để máy ghi âm, ghi hình, máy thu hình (ti vi) và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác. Những người đeo máy kích nhịp tim phải được phép của bác sĩ, có biện pháp đề phòng rồi mới được dùng.
- Ở những nguồn điện không ổn định lúc có lúc không, hoặc thường xuyên quá áp v.v.. rất hay gây cháy hỏng các thiết bị điện kể cả bếp điện từ. Khi sử dụng cần phải cẩn thận.
- Bếp điện từ không nên để gần các nơi nóng, có hơi nước, môi trường sử dụng bếp từ 10 độ C đến 40 độ C.
- Tuy bếp điện từ chỉ dùng cho nồi sắt nhưng vẫn có thể sử dụng cả nồi đất, nồi sứ, chỉ cần tìm một nồi đất, nồi sứ đáy phẳng và đặt vào trong một miếng sắt không rỉ có cảm ứng từ là có thể dùng được.
- Không để bếp than gần bếp điện từ làm cho bếp điện từ bị mục, các vật liệu cách điện bị hỏng.
- Dùng xong lau sạch sẽ không để bụi bẩn xâm nhập vào các bộ phận điện từ. Để lâu không dùng phải lau chùi sạch sẽ đóng gói để bảo quản.

Rất vui nếu bài viết giúp ích được các bạn !



3 nhận xét: